Không
chỉ ở người lớn béo phì mà tình trạng béo phì ở trẻ em cũng ở mức báo
động. Trẻ em ở thành phố có tỉ lệ béo phì cao hơn trẻ em ở nông thôn và
hơn nữa những trẻ em suy dinh dưỡng có nguy cơ béo phì cao hơn những bé
có cân nặng bình thường.
Vậy nguyen nhan beo phi o tre em là gì?
+ Có nhiều yếu tố gây nên trẻ thừa cân, béo phì nhưng trong đó quan trọng nhất chính là khẩu phần ăn vượt quá nhu cầu, hàm lượng chất béo, chất bột và đường vượt quá mức cho phép. Các nhà khoa học cũng đã tìm ra trẻ được nuôi bằng sữa bò có nguy cơ thừa cân - béo phì cao hơn trẻ bú mẹ, vì thức ăn nhân tạo giàu protein và muối, làm tăng áp lực thẩm thấu, gây cảm giác khát, kích thích trẻ ăn nhiều hơn.
+ Một yếu tố nữa đó là cân nặng quá lớn của bé lúc chào đời cũng ảnh hưởng đến sự thừa cân sau này. Do khi mang thai người mẹ làm mất cân bằng trong chế độ ăn do đó tạo nên tình trạng dư thừa mỡ ở trẻ sơ sinh. Nói thế không đồng là trẻ nhẹ cân sẽ hoàn toàn thoát khỏi nỗi lo này.
Trẻ ít vận động có nguy cơ béo phì cao
+ Những đứa trẻ ít vận động suốt ngày chỉ ở nhà giành thời gian cho hoạt động tĩnh như xem vô tuyến, chơi điện tử, ăn, ngủ cũng là một trong những nguyên nhân gây thừa cân. Các bậc bố mẹ phải khuyến khích con cái tham gia các hoạt động thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe và giảm ngăn ngừa tình trạng đau đầu như hiện nay.
+ Ở trẻ thì ngủ ít không chỉ không tốt cho sức khỏe mà nó cũng gây béo vì làm giảm khả năng tiêu mỡ (quá trình tiêu mỡ được chứng mình là diễn ra mạnh nhất vào ban đêm khi ngủ). Nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước đã chứng minh mối liên hệ mật thiết giữa thời gian ngủ ngắn với chứng béo phì ở trẻ.
Béo phì ở trẻ có tính di truyền
+ Có tính di truyền. Tuy chưa có chứng minh nào khẳng định di truyền liên quan đến béo phì nhưng trên thực tế cho thấy, nguy cơ béo phì ở trẻ sẽ tăng lên ở những đứa trẻ có cha hoặc mẹ béo phì, đặc biệt là khi cả cha mẹ đều béo.
Cũng có nhiều nghiên cứu đã chứng minh, trẻ 3-9 tuổi bị suy dinh dưỡng, thấp còi sẽ có nguy cơ thừa cân, béo phì cao gấp 2-8 lần so với trẻ bình thường. Nguyên nhân có thể là trẻ suy dinh dưỡng mạn tính có khối nạc thấp, chuyển hóa cơ bản và hoạt động thể lực giảm. Khi cung được cấp đủ năng lượng, trẻ sẽ tích luỹ mỡ rất nhanh.
Theo: Y khoa
0 nhận xét: