Giảm Cân Tự Nhiên: 2014

giamcan24h

Các biến chứng và cách điều trị bệnh thủy đậu hiệu quả

Bệnh thủy đậu trong dân gian còn được gọi là bệnh trái rạ hay bệnh phỏng dạ là một bệnh truyền nhiễm hay gặp trên người, do một chủng virus herpes là Varicella Zoster virus (VZV) gây ra. Căn bệnh này hay gặp nhất ở trẻ em và thường không quá nguy hiểm nhưng một số trường hợp có thể dẫn đến các biến chứng nặng nề. Thủy đậu có khả năng lây lan cao và dễ trở thành đại dịch.

Thời kì ủ bệnh thủy đậu: kể từ lúc phơi nhiễm với virus cho đến khi xuất hiện triệu chứng thủy đậu thường kéo dài từ 10–21 ngày, trung bình là 14 ngày.

Những yếu tố nguy cơ mắc bệnh thủy đậu

Một đặc điểm quan trọng của virus VZV là chúng có thể lây lan từ người này qua người khác ngay cả khi chưa xuất hiện bất kì triệu chứng nào. Ở một số bệnh nhân có cơ địa đặc biệt như người suy giảm miễn dịch (người mắc u lympho, bệnh bạch cầu hoặc điều trị corticoid kéo dài), virus VZV có thể dẫn tới tình trạng nhiễm trùng nặng, các nốt phỏng thường hoại tử và chảy máu. Virus VZV có thể khu trú gây tổn thương ở các cơ quan nội tạng như phổi, gan, thần kinh và gây đông máu trong lòng mạch.

Mọi người đều có nguy cơ mắc bệnh thủy đậu, tuy nhiên nguy cơ đó gia tăng nếu người đó chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh và ở trong những trường hợp sau:

Cùng sống trong một môi trường với người bị thủy đậu

Tiếp xúc với người bị thủy đậu từ một giờ trở lên.

Có hệ thống miễn dịch bị tổn thương.



Khởi phát bệnh thủy đậu:

Cơ thể có sốt nhẹ 37 – 38 oC, đôi khi sốt cao đến 39 – 40 độ;

Người mệt mỏi, đau đầu, đau họng

Nổi các nốt phỏng: Ban đầu là các nốt nhỏ màu hồng, sau đó nổi gồ lên da và sau 24 giờ trở thành nốt màu hồng có phỏng nước trong. Các nốt phỏng thường rất ngứa, xuất hiện rải rác khắp cơ thể mà nhiều nhất là trên mặt, ngực, da đầu và chân tóc. Nếu như bệnh nhân không kiểm soát được mà hay gãi thì rất dễ làm vỡ các nốt này. Các nốt phỏng tồn tại khoảng 4 ngày, khoảng từ ngày thứ 10 trở đi bắt đầu bong vảy và thường không để lại sẹo.

Biến chứng của bệnh thủy đậu

Nhiễm khuẩn ngoài da là biến chứng hay gặp nhất của bệnh thủy đậu. Các nốt phỏng xuất hiện ngoài da thường rất ngứa khiến cho người bệnh hay gãi, nếu không cẩn thận sẽ bị vỡ, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập đặc biệt là liên cầu và tụ cầu. Trong một số trường hợp, biến chứng này có thể trở nên trầm trọng hơn. Bạn nên hiểu rõ bệnh thủy đậu kiêng gì để có phương pháp chăm sóc tốt nhất cho người bệnh và tránh các biến chứng do bệnh gây ra.

Ngoài ra, thủy đậu cũng có thể gây nên một số biến chứng khác nhưng ít gặp hơn, cụ thể bao gồm:

Viêm phổi do thủy đậu:

Viêm phổi có thể xuất hiện nếu virus VZV xâm nhập vào hệ hô hấp. Tỷ lệ bị biến chứng này ở bệnh nhân thủy đậu vào khoảng 20%, phổ biến nhất ở trẻ vị thành niên, người lớn và phụ nữ có thai.Người hút thuốc lá, người bị bệnh phổi hoặc người suy giảm miễn dịch cũng dễ bị tổn thương bởi biến chứng này.

Suy giảm thị giác:

Xảy ra khi virus VZV xâm nhập vào giác mạc, để lại các vết sẹo và gây viêm giác mạc, gây tổn thương đến mắt.

Bệnh thủy đậu khi mang thai có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho thai nhi. Nếu mắc bệnh trong 3 tháng đầu của thai kì sẽ có thể gây bệnh lý với phôi thai như mất chi, viêm tắc võng mạc, đục thủy tinh thể. Còn trong trường hợp mắc bệnh khoảng 5 ngày trước khi sinh, thì trẻ sinh ra sẽ bị thủy đậu bẩm sinh do bị nhiễm virus vào máu và thường dẫn đến tử vong.

Biến chứng thần kinh (viêm não):

Đây là biến chứng hay gặp ở trẻ nhỏ, xuất hiện khoảng 5 – 10 ngày sau khi các nốt phỏng xuất hiện. Ở trẻ em, viêm não do thủy đậu thường ở vùng tiểu não và được gọi là chứng mất điều hòa tiểu não cấp tính (acute cerebellarataxia). Ở người lớn, biến chứng này xuất hiện ở một vùng não lớn hơn và cũng nguy hiểm hơn. Viêm não thường gây ra triệu chứng như sốt đột ngột, nhức đầu, li bì, mẫn cảm với ánh sáng và buồn nôn, thậm chí gây co giật và liệt. Trong trường hợp này không thể tự điều trị tại nhà mà phải đưa bệnh nhân tới bệnh viện.

Hội chứng Reye:

Có thể xuất hiện nếu bệnh nhân thủy đậu nhỏ tuổi dùng aspirin. Do đó, không được chỉ định aspirin cho bệnh nhân thủy đậu dưới 20 tuổi.
Ngoài những biến chứng trên, bệnh nhân thủy đậu còn có thể bị một số hiện tượng khác như viêm cơ tim, viêm khớp, viêm cầu thận, viêm thận, xuất huyết nội tạng, ban xuất huyết giảm tiểu cầu…

Điều trị bệnh thủy đậu hiệu quả:

Đối với các nốt phỏng có thể cần sát trùng ngoài da bằng xanh methylen, kết hợp với các thuốc kháng histamin để giảm ngứa. Đối với căn nguyên gây bệnh là virus VZV nên dùng acyclovir nếu tiên lượng có thể xuất hiện biến chứng trong vòng 24 giờ đầu khi các nốt phỏng xuất hiện.

Trong trường hợp có biến chứng: tổn thương viêm da mủ do tụ cầu điều trị bằng oxacillin hoặc vancomycin, biến chứng viêm phổi điều trị bằng kháng sinh cephalosporin thế hệ ba (ceftazidim) hoặc nhóm quinolon (levefloxacin). Chú ý không dùng kháng sinh quinolon cho phụ nữ có thai và trẻ em dưới 12 tuổi.

Cách chữa bệnh thủy đậu hiệu quả với bài thuốc dân gian:

Theo Đông y, thủy đậu là bệnh nông, nhẹ, ở phần vệ, rất ít gặp ở phần huyết. Tùy theo thể nặng hay nhẹ, có thể áp dụng những bài thuốc đông y để chữa trị.

Với bệnh thủy đậu nhẹ:

Triệu chứng: những nốt thủy đậu mọc rải rác màu hồng nhạt, sốt nhẹ, có khi không sốt, ho ít. Nước mũi loãng trong, người bệnh ăn uống và tinh thần bình thường. Bệnh đang ở phần vệ khí.
Phép chữa: sơ phong thanh nhiệt.

Lá dâu 12 gr, cam thảo đất 8 gr, rễ sậy 10 gr, lá tre 16 gr, cúc hoa 8 gr, kim ngân hoa 10 gr, kinh giới 8 gr. Sắc uống. Khi thủy đậu mọc có thể dùng phương pháp trừ thấp giải độc sau: dùng bài thuốc gồm: cam thảo dây 12gr, lá tre 10 gr, sinh địa 12 gr, hoàng đằng 8 gr, rễ sậy 8 gr, kim ngân hoa 12 gr, vỏ đậu xanh 12 gr. Sắc uống.

Với bệnh thủy đậu nặng:

Triệu chứng: thủy đậu mọc dày, sắc tím, màu nước đục, xung quanh nốt thủy đậu màu đỏ sẫm, sốt cao, phiền khát, mặt đỏ, môi hồng, viêm niêm mạc miệng, có những nốt phỏng, rêu lưỡi vàng, chất lưỡi đỏ.

Phép chữa: thanh nhiệt giải độc ở khí phận, lương huyết ở doanh phận. Kim ngân hoa 12 gr, liên kiều 8 gr, bồ công anh 16 gr, sinh địa 12 gr, xích thược 8 gr, chi tử (sao) 8 gr. 

Phiền táo, thêm hoàng liên 8 gr. 

Táo bón, thêm đại hoàng 4 gr.

Khát nước, miệng khô, thêm thiên hoa phấn, sa sâm, mạch môn, mỗi vị 8-12 gr.

Các bài thuốc chữa bệnh thủy đậu trên sắc uống ngày 1 thang, chia uống 3 lần trong ngày, uống nóng sau khi ăn 30 phút.

Phòng ngừa bệnh thủy đậu

Để tránh bị lây nhiễm virus VZV và các triệu chứng bệnh thủy đậu cần hạn chế tối đa tiếp xúc với bệnh nhân. Đặc biệt đối với trường hợp trẻ em, virus thủy đậu có thể nhanh chóng lây lan trong phạm vi lớp học. Do đó cần cho trẻ mắc bệnh nghỉ học hoàn toàn cho đến khỏi bệnh. Đối với người lớn, khi bị thủy đậu cần hạn chế tiếp xúc với người khỏe mạnh cho đến khi tất cả các triệu chứng biến mất, thường là 10 ngày kể từ khi khởi phát bệnh.

Đối với một số trường hợp không thể tiêm vắc xin, vẫn có thể ngăn ngừa nguy cơ mắc thủy đậu bằng cách tiêm kháng thể globulin miễn dịch càng sớm sau khi tiếp xúc với nguồn virus VZV càng tốt. Người đã bị thủy đậu thì không cần tiêm vắc xin vì đã có kháng thể có tác dụng bảo vệ suốt đời.

Mặc dù là một bệnh truyền nhiễm rất dễ lây lan và có thể để lại những biến chứng nguy hiểm, song bệnh thủy đậu lại có thể phòng tránh hữu hiệu thông qua tiêm phòng vắc xin. Tất cả các trẻ em trên 12 tháng tuổi, người lớn chưa từng tiêm ngừa thuỷ đậu, cũng như những phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, chưa từng bị thuỷ đậu hoặc chưa được tiêm phòng lúc nhỏ, đều có thể tiêm vắc xin ngừa. Thời gian vaccin có hiệu lực là 3 tuần sau khi tiêm và thời gian miễn dịch (không mắc bệnh) kéo dài trung bình là 15 năm.

0 nhận xét:

Bệnh tim bẩm sinh và những điều cần biết

Bệnh tim bẩm sinh là các dị tật của tim có từ lúc trẻ trong bào thai. Các dị tật này có thể ở các vị trí sau: van tim (hẹp van, hở van, không có lỗ van), buồng tim (tim chỉ có một tâm nhĩ, hay một tâm thất, hay 3 buồng tâm nhĩ), vách ngăn tim hay các động mạch lớn gần tim.

1. Các dấu hiệu nhận biết benh tim bam sinh

Chậm phát triển về thể chất: thường gặp trong các bệnh tim bẩm sinh có shunt trái và phải hoặc giảm lưu lượng tim. Ðây cũng là lý do để cha mẹ trẻ lo lắng và yêu cầu kiểm tra về tim mạch cho trẻ.

Giới hạn hoạt động: trẻ nhỏ thường biểu hiện bằng các dấu hiệu nhanh mệt khi bú, khi ăn, trẻ lớn thường khó chơi đùa, chạy nhảy như trẻ bình thường.

Triệu chứng hô hấp: thở nhanh là dấu hiệu sớm nhất của bệnh tim, đặc biệt là các bệnh tim bẩm sinh có tăng áp lực động mạch phổi. Trường hợp nặng trẻ có thể có biểu hiện khó thở.

Vã nhiều mồ hôi: là dấu hiệu thường gặp ở những trẻ bị bệnh tim do tăng hoạt hệ giao cảm. Thường gặp khi có suy tim, các bệnh tim có shunt trái, phải nặng.

Tím da và niêm mạc: thường là dấu hiệu của một bệnh tim có shunt phải, trái. Tím thường đi kèm với ngón tay, ngón chân dùi trống.


Cơn thiếu oxy cấp: hay gặp trong tứ chứng fallot (bệnh tim bẩm sinh có tím). Cơ chế liên quan đến sự co thắt của vùng phễu động mạch phổi vốn đã bị hẹp sẵn từ trước.

Ngất: khi gắng sức thường gặp trong các bệnh cơ tim tắc nghẽn, hẹp chủ hoặc hẹp phổi, bất thường của động mạch vành, di chứng mạch vành trong bệnh Kawasaki (viêm mạch máu cấp tính).

Khi nghỉ: Do cường phó giao cảm,gặp khi xúc động, đau hay rối loạn tiêu hóa nặng.

Ðau ngực do nguyên nhân tim mạch: hiếm gặp ở trẻ em. Thường xảy ra khi gắng sức liên quan đến bất thường của động mạch vành, di chứng của bệnh Kawasaki hoặc thường gặp hơn khi viêm màng ngoài tim.

2. Nguyên nhân dẫn đến bệnh tim bẩm sinh

Nguyên nhân của hầu hết của căn benh thuong gap này đều chưa được biết đến. Các nhà khoa học chứng minh rằng yếu tố di truyền và yếu tố môi trường có vai trò trong hình thành các dị tật tim bẩm sinh trong giai đoạn bào thai.

Từ năm 1990 đến nay các nhà khoa học đã tìm ra 10 gen đột biến gây ra các dị tật tim bẩm sinh độc lập (thông liên nhĩ, hội chứng thiểu sản tim trái,…).Dị tật tim bẩm sinh có thể nằm trong bệnh cảnh của các hội chứng di truyền khác như: hội chứng Down (có 3 nhiễm săc thể 21), hội chứng Turner, hội chứng Noonan...

Yếu tố môi trường được xem là có góp phần gây ra các dị tật tim bẩm sinh. Những phụ nữ bị Rubella, cúm trong 3 tháng đầu thai kỳ có nguy cơ cao sinh con bị dị tật tim bẩm sinh. Mẹ lạm dụng rượu hoặc các chất kích thích khác, tiếp xúc với hoá chất độc hại (thuốc trừ sâu) khi mang thai cũng làm tăng nguy cơ con bị mắc tim bẩm sinh.

Một số loại thuốc làm tăng nguy cơ mắc dị tật tim bẩm sinh như: Thuốc điều trị mụn trứng cá như isotretionin, thuốc thalidomide, một số thuốc chống động kinh. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra nếu mẹ sử dụng thuốc trimethoprim - sulphonamid (Biseptol) để điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu trong 3 tháng đầu thai kỳ cũng làm tăng nguy cơ mắc dị tật tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh.

Yếu tố gia đình và di truyền:

Một số chuyên gia cho rằng bệnh tim bẩm sinh có liên quan rất nhiều đến sự bất thường của các nhiễm sắc thể 13, 18, 22, 21 (hội chứng Down), XO (hội chứng Turner), XXY (hội chứng Klinefelter)… Nhiều chuyên gia khác đã chứng minh là có khoảng 3% tổng số bệnh tim bẩm sinh được di truyền theo định luật Mendel, đặc biệt nhóm bệnh tim bẩm sinh của valve tim, bệnh cơ tim do tích tụ và bệnh các mạch máu lớn do rối loạn di truyền về enzyme.

Bệnh tim bẩm sinh có thể di truyền theo thể trội như các hội chứng đa dị tật, trong đó bệnh tim bẩm sinh là dị tật chính, như hội chứng Heréus Danlos, Holt Oram, Noonan, Leopard hoặc các dị tật tim bẩm sinh riêng biệt như Romano ward, Barlow, bệnh cơ tim tắc nghẽn, bệnh rối loạn dẫn truyền thần kinh tim bẩm sinh…

Benh ho van tim 2 la di truyền theo thể ẩn thường gặp trong các cuộc hôn nhân cùng huyết hệ như hội chứng Friedreich, hội chứng Jervell, hội chứng Ellis Van Creveld… Bệnh tim bẩm sinh di truyền theo thể ẩn có liên quan đến giới tính như hội chứng Hunter, hội chứng Duchenne…

Yếu tố ngoại lai:

Các tác nhân vật lý như các loại tia phóng xạ, tia quang tuyến X…
Các loại hoá chất, độc chất, thuốc an thần, chống co giật, nội tiết tố… như rượu, Amphétamine, Hydantoine, Triméthadione, Thalidomide, Hormone sinh dục…

Các bệnh nhiễm siêu vi trùng ở người mẹ trong lúc đang mang thai ở 3 tháng đầu của thai kỳ như Rubéole, quai bị, Herpès, Cytomégalovirus nhiễm Coxsackie B (gây xơ hoá nội mạch)…

Một số bệnh rối loạn chuyển hoá hoặc bệnh toàn thân ở người mẹ như tiểu đường, Phénylkétonurie, Lupus ban đỏ…

3. Chăm sóc bệnh nhân bị tim bẩm sinh

- Cần phát hiện sớm trẻ bị tim bẩm sinh để có biện pháp điều trị và theo dõi thích hợp giúp hạn chế các biến chứng.

- Đánh giá mức độ nặng của bệnh để có thể can thiệp kịp thời về nội và ngoại khoa.

- Cần nâng đỡ về mặt tinh thần cho bệnh nhân và gia đình vì đây là bệnh thường buộc trẻ năm viện dài ngày, trẻ thường gặp khó khăn khi đi học, chi phí điều trị rất tốn kém.

Dự phòng

- Khuyên các bà mẹ không nên mang thai khi đã lớn tuổi.

- Trước khi có thai nên chủ động chủng ngừa bệnh sởi đức (Rubella).

- Cần tư vấn di truyền trước khi mang thai đứa tiếp khi đã có 1 con bị tim bẩm sinh.

- Không để mắc các bệnh siêu vi trong 3 tháng đầu mang thai.

- Trong khi mang thai mẹ không được uống rượu, dùng thuốc tuỳ tiện.

- Tránh tiếp xúc với các chất phóng xạ.

- Cần phát hiện sớm trước sinh bằng siêu âm tim thai.

Bệnh tim bẩm sinh là dị tật liên quan đến cấu trúc của tim, xuất hiện từ những tuần đầu của thời kỳ bào thai trong giai đoạn quả tim đang hình thành. Tại Mỹ, trung bình có 1 trẻ mắc dị tật tim bẩm sinh trong khoảng 125 - 150 trẻ sơ sinh.

Tim bẩm sinh là dị tật hay gặp nhất và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong số các dị tật bẩm sinh. Ngày nay với những tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị phẫu thuật đã làm tăng đáng kể tỷ lệ sống còn của những trường hợp tim bẩm sinh phức tạp.

Chẩn đoán bệnh tim bẩm sinh thường gặp

Trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ nghi ngờ mắc các dấu hiệu bệnh tim bẩm sinh cần đến khám bác sĩ tim mạch nhi khoa. Tại đây trẻ sẽ được khám lâm sàng và làm một số thăm dò không xâm lấn để chẩn đoán xác định bệnh: chụp phim X quang phổi, điện tâm đồ, siêu âm tim. Trong đa số các trường hợp, với các thăm dò trên trẻ đã được chẩn đoán bệnh một cách rõ ràng.

Một số trường hợp tim bẩm sinh phức tạp, sau khi có các xét nghiệm trên, trẻ có thể được nhập viện để thông tim thăm dò để đánh giá một cách chính xác các tổn thương tim bẩm sinh.

4. Hướng điều trị bệnh tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh

Theo Thạc sỹ – Bác sỹ Nguyễn Sinh Hiền, hầu hết các bệnh tim bẩm sinh trước đây không điều trị được nên bệnh nhi thường tử vong trong quá trình phát triển. Tuy nhiên, với điều kiện y học hiện đại ngày nay, hầu hết các bệnh tim bẩm sinh có thể điều trị khỏi hoặc gần như khỏi hoàn toàn và có nhiều thành công.

Tại Việt Nam, hầu hết các bệnh tim bẩm sinh nặng đều có thể phẫu thuật được. Đa số các bệnh tim bẩm sinh đều cần phải phẫu thuật để sửa chữa lại những tổn thương giải phẫu để đưa trái tim của bệnh nhi gần như tim của người bình thường. Trên cơ sở đó thì những chức năng, hoạt động sinh lý sẽ được thiết lập lại. Hơn nữa bạn cũng cần quan tâm đến benh thuy dau vì hiện tại đang là thời điểm chuyển mùa khiến con bạn rất dễ mắc phải.

Còn một số chứng tim bẩm sinh không cần phẫu thuật mà có thể tự khỏi trong quá trình phát triển của cơ thể trẻ như chứng thông liên thất hay thông liên nhĩ lỗ nhỏ và chúng không ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như phát triển của trẻ.

Việc phát hiện sớm căn bệnh tim bẩm sinh sẽ giúp cho trẻ có được chế độ chăm sóc và điều trị hợp lý. Ngoài những biểu hiện có thể quan sát được bằng mắt thường, các gia đình cũng chú ý kiểm tra sức khỏe cho con em mình thường xuyên, để đảm bảo cho trẻ có được sự phát triển tốt nhất.

1 nhận xét:

Các loại trái cây tốt cho bệnh tiểu đường

Người bị bệnh tiểu đường luôn lo ngại trong việc ăn các loại trái cây, họ sợ rằng “chất ngọt có trong trái cây sẽ làm cho lượng đường huyết gia tăng và trở nên khó kiểm soát”. Do đó bạn cần lựa chọn các loại trái cây  thích hợp giúp ổn định đường huyết và hỗ trợ ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường.

Nguồn dinh dưỡng trong các loại trái cây giúp cung cấp chất dinh dưỡng, vitamin và muối khoáng , đường và chất xơ rất tốt cho sức khỏe và phòng tránh bệnh tiểu đường hiệu quả. Những loại quả có chứa nhiều chất xơ, lượng đường fructose cao, chỉ số đường huyết thấp rất tốt cho người mắc bệnh tiểu đường và quan trọng hơn là bạn nên ăn đúng suất theo nhu cầu năng lượng của mình.

Tiểu đường còn được gọi là đái tháo đường là một bệnh nội tiết do trong cơ thể thiếu hoặc không có nội tiết tố insulin. Chế độ ăn kiêng giữ một vai trò quan trọng trong việc điều trị triệu chứng bệnh tiểu đường. Bệnh tiểu đường có thể được điều trị bằng chế độ ăn trong trường hợp tiểu đường (đái đường) nhẹ, tiểu đường ( tiềm tàng) hoặc kết hợp với các thuốc hạ đường huyết đối với các thể tiểu đường (đái đường) mức độ trung bình và nặng.

Bệnh tiểu đường nên ăn trái cây gì?

Những loại trái cây tốt cho bệnh tiểu đường đó là dâu tây, dưa lưới, bơ, đào, cam, quýt, trà xanh, cóc… Người bị bệnh tiểu đường cũng nên chú ý tránh việc bỏ bữa sáng, nên ăn bữa sáng với những loại thực phẩm có chứa ít carbohydrates và không nên sử dụng những thực phẩm có chứa nhiều dầu trong bữa sáng.

Quả bơ

benh-tieu-duong-an-trai-cay-gi

Chất béo trong bơ là chất béo đơn tính không bão hòa monounsatured, cũng như dầu ô-liu. Trên phương diện dinh dưỡng, trái bơ chứa nhiều potassium, chứa gần 10% nhu cầu về sắt, một số lượng lớn về beta caroten (sinh tố A), vitamine E, B6, C, kẽm, đồng…Đặc biệt trong quả bơ giàu a-xít folic, nguồn dinh dưỡng cho tim khỏe mạnh. Vì vậy, trái bơ dùng tốt cho những ai mắc bệnh tiểu đường hay đau tim. Bơ cho món nướng, sa lát là món mà người tiểu đường có thể ăn được mỗi ngày.

Cam

Cam được biết đến với hàm lượng vitamin C cao, carb thấp và chứa chất kali. Cam cũng được cho là một trong những loại quả an toàn cho bệnh nhân tiểu đường.

Quả mâm xôi, quả việt quất

benh-tieu-duong-an-trai-cay-gi

Các loại quả như mâm xôi, việt quất có chứa chất oxy hóa. Bên cạnh đó, nó cũng có nhiều chất xơ, tinh bột thấp và các vitamin khác nhau phù hợp với người bị tiểu đường.

Bưởi đỏ


Bưởi là lựa chọn rất lành mạnh cho bệnh nhân tiểu đường. Đặt biệt bưởi đỏ lại càng tốt cho người bị mắc bệnh tiểu đường. Bạn có thể dùng một nửa trái bưởi đỏ mỗi ngày. Bạn có thể ăn tươi, ép lấy nước hay làm salad tùy ý.

Anh đào

Anh đào có đặc tính chống oxy hóa, cộng với ít hydrat-cacbon (phân tử đường trong trái cây) giữ cho mức đường huyết ổn định. Bạn chỉ nên ăn 12 trái anh đào mỗi ngày là đủ

Táo

benh-tieu-duong-an-trai-cay-gi

Táo chứa nhiều chất oxy hóa giúp giảm lượng cholesterol, làm sạch hệ tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch. Táo cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp tiêu hóa chất béo trong cơ thể. Bạn nên đưa táo vào thực đơn hằng này của mình.

Dưa hấu

Dưa hấu rất giàu vitamin B và C, cũng như beta-carotene, kali và lycopene thấp nên là loại trái cây tốt cho người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, với loại quả này bạn chỉ nên ăn ít.

Dâu tây

benh-tieu-duong-an-trai-cay-gi

Không có gì tốt hơn là món dâu tây mỗi tối. Với một 1/4 cốc dâu dây, lượng cacbon-hydrate chỉ là 15g và có thể thay thế cho món kem hay sữa chua tráng miệng.

Đào

Trái đào là một nguồn tốt cho vitamin A và C. Đào cũng giàu kali và chất xơ, chỉ số đường (GI) thấp nên rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường



Mơ có lượng carb thấp, hàm lượng chất xơ cao giàu và cũng rất giàu vitamin A. Mơ là một lựa chọn tuyệt vời cho bệnh nhân tiểu đường.

Kiwi

benh-tieu-duong-an-trai-cay-gi

Kiwi cho kali, chất xơ và vitamin C, đồng thời chứa tinh bột thấp cần thiết cho bệnh nhân tiểu đường giúp hạ đường huyết trong máu.

Đu đủ

Đu đủ là loại hoa quả tốt cho sức khỏe và chữa được nhiều bệnh khác nhau nếu dùng đúng cách, trong đó nổi bật là bệnh tiểu đường. Cách dùng: dùng 2 miếng đu đủ sẽ cung cấp 1 khẩu phần cacbon-hydrate và thêm 1 hũ sữa chua không đường cùng một món ăn chính là đủ cho một bữa sáng lý tưởng.

Dưa lê


Làm món tráng miệng buổi tối hay là một phần trong bữa ăn sáng cho người tiểu đường sẽ là tốt nhất. Lưu ý là chỉ nên ăn 1 cốc nhỏ dưa đã cắt miếng.



benh-tieu-duong-an-trai-cay-gi

Quả lê có chứa nhiều kali, chất xơ và ít đường, bạn nên đưa trái lê vào chế độ ăn của mình giúp ổn định đường huyết và hỗ trợ điều trị bệnh.

Roi


Giống như bưởi, roi cũng là loại quả có tác dụng khống chế lượng đường trong máu. Thậm chí cả hạt roi cũng có tác dụng chữa bệnh, bạn có thể ăn roi sau đó lấy hạt phơi khô và tán thành bộ, uống với nước. Cách làm này không những tốt đối với bệnh nhân tiểu đường mà nó còn giúp bạn thỏa mãn cơn khát và ngăn ngừa tình trạng đi tiểu nhiều lần.

Quả cóc

Trái cóc có tác dụng làm giảm đường trong máu đối với người bệnh tiểu đường týp II (tức là loại tiểu đường do chế độ ăn uống quá nhiều chất có đường và tinh bột sinh ra. Vì vậy có người còn gọi là bệnh tiểu đường “mắc phải”).

Quả óc chó
benh-tieu-duong-an-trai-cay-gi

Khoảng 28 gram quả óc chó cung cấp 2g chất xơ và 2.6g ALA. Nhưng đồng thời sẽ cung cấp tới 185 calo, do đó người bệnh tiểu đường hãy chú ý không nên ăn quá nhiều.

Quả chà là


Quả chà là có màu nâu, vị ngọt và hơi dính. Loại quả này tốt cho người bệnh tiểu đường, chứa nhiều chất chống oxy hóa hơn các loại quả như nho, cam, bông cải xanh hay hạt tiêu.

Các chuyên gia dinh dưỡng còn khuyến khích ăn toàn bộ quả chứ không dùng ở dạng nước ép, vì nước ép sẽ mất nhiều chất xơ, một nửa lượng vitamin và khoáng tố, đồng thời khi ăn cả quả sẽ có cảm giác mau no hơn so với uống một ly nước ép cùng lượng. Người bệnh tiểu đường nên ăn gì và những loại trái cây nào chắc hẳn bạn đã trả lời được. Khi ăn, có thể thay đổi nhiều loại quả chín nhưng ăn mỗi ngày với lượng vừa phải (150 - 200g) để cơ thể không thiếu hụt dưỡng chất mà vẫn không dư đường. 

Bên cạnh những loại trái cây trên tốt cho bệnh nhân tiểu đường thì bạn cũng nên thường xuyên luyện tập thể dục 35 phút mỗi ngày. Đồng thời uống nhiều nước và phải tuyệt đối tuân theo lời khuyên của các bác sỹ cũng như sử dụng thuốc hoặc tiêm bổ sung isulin vào cơ thể giúp hạ đường huyết. Chúc bạn luôn vui khỏe!

0 nhận xét:

Chế độ ăn sáng cho người đau dạ dày

Hầu hết mọi người đều cảm thấy có một nhu cầu thúc đẩy cần phải nạp năng lượng vào buổi sáng và nếu bạn ăn đúng cách thì chắc chắn nhận được nhiều năng lượng hơn. Bữa sáng đối với người đau dạ dày là một yếu tố quan trọng, cần tạo thói quen ăn sáng hợp lý đó là cách trị đau bao tử và cải thiện tình trạng bệnh tốt nhất.

Bữa sáng không chỉ quan trọng với người bình thường mà với người đau dạ dày lại càng cần phải quan tâm hơn. Bữa sáng giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể sau một khoảng thời gian khá dài và người đau dạ dày nếu có chế độ ăn sáng hợp lý sẽ giúp hỗ trợ trong việc điều trị. Vậy đau dạ dày nên ăn gì vào bữa sáng?

Bữa sáng là rất cần thiết bởi nếu không ăn sáng, cơ thể bạn sẽ không có bất kỳ năng lượng nào cho hoạt động cả ngày. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều cảm thấy cơ thể chậm chạp khi mới thức dậy. Điều này là do viêm dạ dày xảy ra khi có một loại vi rút tấn công vào đường tiêu hóa khiến bạn bị nôn mửa kèm theo tiêu chảy. Khi bị viêm dạ dày, cơ thể bạn không chỉ không hấp thu nhiều chất dinh dưỡng cần thiết mà còn mất nhiều khoáng chất cần cho sự sống. Do đó, bạn cần lựa chọn thực phẩm cẩn thận nếu bạn bị viêm dạ dày theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng để việc phục hồi chức năng dạ dày được tốt hơn.

Triệu chứng đau dạ dày ngoài nôn mửa và tiêu chảy, bạn cũng sẽ bị đau bụng, nhức đầu và sốt trong thời gian bệnh, có thể kéo dài từ 1- 20 ngày. Mối nguy hiểm nhất của chứng viêm dạ dày là mất khoáng chất. Tuy nhiên, bạn có thể giảm thiểu các rủi ro bằng cách lựa chọn các món ăn lỏng hoặc rắn vào buổi sáng và các buổi ăn trong ngày.

Rotavirus là loại vi phổ biến gây ra viêm dạ dày ở trẻ nhỏ trong khi norovirus gây ra viêm dạ dày ở người lớn. Còn có một số loại vi rút khác như adenovirus, astrovirus và sapovirus cũng gây viêm dạ dày.

 Thói quen tốt trong bữa sáng cho người đau dạ dày:

Thức ăn đặc

dau-da-day-nen-an-gi-vao-bua-sang

Thức ăn đặc như bánh mì rất tốt cho người đau dạ dày trong bữa sáng

Các loại thức ăn đặc dễ tiêu hóa có lợi khi bạn bị viêm dạ dày. Tuy nhiên, bạn chỉ nên kết hợp với các loại thực phẩm này chỉ khi cơ thể có thể chịu được và không bị nôn ra trong vòng vài giờ.

Đau bao tử nên ăn gì? Sự lựa chọn tốt nhất là bánh mì khô, bánh quy, cơm, chuối và táo. Những thực phẩm giàu tinh bột giúp hệ tiêu hóa của bạn nhẹ nhàng hơn và có thể cung cấp được năng lượng và khoáng chất. Khi hệ tiêu hóa của bạn được cải thiện thì bạn có thể bổ sung gelatin, lòng trắng trứng nấu chín, thịt nạc để cung cấp protein hỗ trợ phục hồi cho dạ dày tốt hơn.

Thức ăn lỏng

Bạn có thể uống các loại nước súp, nước ép trái cây pha loãng hoặc uống nước dành cho các vận động viên thể thao, vừa có thể cung cấp nước vừa cung cấp muối khoáng cho cơ thể.
Nếu như sự phục hồi của bạn tiến triển nhanh, bữa ăn sáng đối với người đâu dạ dày có thể bao gồm các loại thực phẩm đặc hơn.

Nôn mửa và tiêu chảy đều dẫn đến mất nước và mất các chất dịch trong cơ thể. Các chất lỏng bạn tiêu thụ vào bữa sáng là rất quan trọng nếu cả đêm qua bạn chưa ăn uống gì. Tuy nhiên, dạ dày và ruột của bạn cần nghỉ ngơi để phục hồi và bữa sáng với các món ăn lỏng sẽ giúp hệ tiêu hóa cân bằng và cung cấp các chất dinh dưỡng mà cơ thể cần. 

dau-da-day-nen-an-gi-vao-bua-sang

Một bát súp dinh dưỡng là lựa chọn tốt nhất trong bữa sáng cho người đau dạ dày

Lưu ý:

- Nếu các loại thực phẩm bạn ăn trong quá trình phục hồi làm cho hệ tiêu hóa của bạn tệ hơn, hãy dùng lại các thực phẩm lỏng đến khi các triệu chứng hết hẳn.

- Không sử dụng rượu và cafein vì chúng làm cơ thể mất nước.

- Cần tránh các thức ăn nhiều chất béo, thức ăn cay, các loại sữa và các loại thức ăn có nhiều đường vì những thực phẩm này khó tiêu hóa, gây khó chịu cho dạ dày và ruột.

0 nhận xét:

Thực phẩm nên ăn và nên tránh đối với viêm loét dạ dày

Chế độ ăn uống kiêng khem đối với những người mắc bệnh viêm loét dạ dày nhằm mục đích làm giảm tiết acid, giảm tác dụng của acid dạ dày tiết ra lên niêm mạc dạ dày, hạn chế hoặc loại bỏ những kích thích có hại để dạ dày nghỉ ngơi và các tổn thương mau lành.



Viêm loét dạ dày tá tràng có thể được chữa trị nhanh chóng và tiết kiệm chi phí khi kết hợp với một chế độ ăn uống khoa học, nên nắm chắc được các loại thực phẩm nên ăn và nên tránh. Vậy bệnh viêm loét dạ dày nên ăn gì và kiêng gì đây?

Bệnh viêm loét dạ dày không nên ăn những loại thức sau:

- Các loại thực phẩm có độ axit cao; các loại quả chua như chanh, cam bưởi chua, cà muối, dấm , mẻ, tương ớt...

- Các loại thực phẩm làm hư hại niêm mạc dạ dày: rượu, bia, ớt, tỏi, cà phê, chè..

viem-loet-da-day-nen-kieng-gi

Bị viêm loét dạ dày nên kiêng các loại dưa cà muối, tỏi ớt vì chúng làm hư hại niêm mạc dạ dày

- Các loại thực phẩm tạo hơi trong dạ dày: các loại đậu đỗ, các loại dưa cà muối , hành...

- Thức ăn cứng, nhiều xơ dai gây cọ xát niêm mạc dạ dày như thịt nhiều gân, sụn, rau già, quả sống…

- Cần tránh các loại thức ăn nhiều mùi vị chất thơm như thịt quay, thịt cá nướng và thức ăn rán nhiều dầu mỡ.

- Không ăn sữa chua, các loại nước ngọt có ga.

- Các loại thức ăn tăng tiết acid: các loại nước sốt thịt, cá đậm đặc...

- Các loại thịt nguội chế biến sẵn: dăm bông lạp sườn, xúc xích và các loại nước sốt thịt các đậm đặc.

- Không nên ăn các loại hoa quả như chuối tiêu, đu đủ, táo...

- Chất ngọt, chất béo là những chất ít gây tiết dịch vị nên không tốt cho căn bệnh thường gặp này dùng những thức ăn có tính bọc niêm mạc dạ dày, thấm dịch vị như gạo nếp, bột sắn, bánh mỳ, bánh quy, sữa, lòng trắng trứng.

- Dùng thức ăn mềm ít có tác dụng cơ giới.

- Không để đói, không ăn quá no. Cần ăn nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa cách nhau từ 2 - 3 giờ.

viem-loet-da-day-nen-kieng-gi

Tốt nhất là không nên để đói cũng không nên ăn quá no

Vậy người bệnh viêm loét dạ dày nên ăn gì?

- Chuối: Trái với lầm tưởng của nhiều người, thật ra chuối là một loại trái cây rất tốt cho người mắc các bệnh về đường ruột vì rất dễ tiêu hóa. Các chuyên gia dinh dưởng cho rằng, ăn 1 trái chuối mỗi ngày sẽ giúp tăng “sức mạnh” cho hệ tiêu hóa. Ở 1 số nước như Ấn Độ công thức làm bánh mì tại nhà đều có thêm thành phần chuối.

- Gạo: Nhiều người có mẹo ăn nhiều cơm trắng để giảm nhẹ các cơn đau dạ dày. Trong gạo được cho rằng có các thành phần tự nhiên có tác dụng làm dịu nhẹ các cơn đau. Ngoài gạo, lúa mạch và bột mì cũng mang lại hiệu quả tương tự.

- Bánh mì nướng: có tác dụng trung hòa acid tại dạ dày

- Táo: Táo là loại trái cây đầy dinh dưỡng, có tác dụng đẩy lùi sự phát triển của hại khuẩn đường ruột. Tuy nhiên, táo chỉ nên ăn 1 trái/ngày, ăn quá nhiều sẽ gây đầy hơi, tác dụng ngược.

- Cà rốt: Ăn cà rốt sẽ tránh được táo bón, được xem là loại thuốc nhuận tràng tự nhiên. Chất xơ, vitamin A trong cà rốt rất dồi dào. Các chuyên gia dinh dưỡng thường khuyên các bà mẹ trẻ cho bé tập ăn dặm bằng những khoanh cà rốt luộc chin, vừa bổ dưỡng lại dễ tiêu hóa.

viem-loet-da-day-nen-an-gi

Trứng và sữa có tác dụng trung hòa axit trong dạ dày

- Sữa, trứng: có tác dụng đệm trung hòa axit trong dạ dày. Sữa nên uống sữa nóng; trứng nên ăn dạng hấp hoặc cho vào cháo, một tuần chỉ nên ăn 2-3 lần

Đau dạ dày có nên ăn sữa chua: Dạ dày cần 1 hệ vi khuẩn mới có thể tiêu hóa tốt. Vì thế, thiếu hụt vi khuẩn đường ruột sẽ gây ra các cơn đau. Công thức của sữa chua là một hệ thống tiêu hóa “thu nhỏ” giúp cung cấp đầy đu vi khuẩn đường ruột giúp ích cho sự tiêu hóa. Việc tiêu hóa trơn tru sẽ giúp giảm đi tần suất đau dạ dày.

- Các thực phẩm giàu đạm như: Thịt nạc, cá nạc. nên dùng dưới dạng luộc, hấp, kho, om thì dễ tiêu hóa và hấp thu.

- Tôm, cá: không những giàu chất Protein với chất lượng cao, mà còn giàu nguyên tố vi lượng kẽm mà cơ thể con người cần thiết, nguyên tố vi lượng là một chất rất quan trọng để làm lành chỗ loét.

- Nên dùng các thức uống như: nước lọc, nước khoáng, nước chè loãng.

Những lời khuyên bổ ích trong chế độ ăn uống cuản người bệnh viêm loét dạ dày:

- Chế độ ăn đúng giờ đúng bữa, không ăn quá khuya trước lúc ngủ ít nhất 4 giờ. Không nhịn đói, Không ăn quá no một lúc mà nên chia thành nhiều bữa (4-5 bữa/ngày). Vì ăn quá no sẽ làm dạ dày căng, kích thích tiết nhiều axit. Việc ăn nhiều bữa sẽ giúp cho trong dạ dày thường xuyên có thức ăn để trung hòa axit. 

- Người bệnh viêm loét dạ dày nên ăn các thức ăn mềm, cần nấu chín và ninh nhừ để giảm sự kích thích co bóp của niêm mạc dạ dày. Nhiệt độ của thức ăn có ảnh hưởng đến sự kích thích của dạ dày: không nên ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh vì thức ăn này có thể sẽ làm dạ dày co bóp mạnh hơn, thức ăn nóng hơn sẽ làm cho niêm mạc dạ dày xung huyết và tăng co bóp. Nhiệu độ để tiêu hóa thức ăn và hấp thu là 40 – 500 C.

viem-loet-da-day-nen-an-gi

Cần nấu chín và ninh nhừ thức ăn để giảm sự co bóp của dạ dày

- Chế độ ăn khi đó cần cung cấp đầy đủ năng lượng và chất đạm, đặc biệt cần bổ sung thêm các loại vitamin và muối khoáng như: axít folic, vitamin A, D, K, canxi, sắt, kẽm, magiê.

- Nồng độ thức ăn cũng ảnh hưởng đến sự tiêu hóa của dạ dày: đau bao tử nên ăn gì và ăn như thế nào, thức ăn đặc quá sẽ làm men tiêu hóa khó thấm vào thức ăn. Thức ăn quá lỏng men tiêu hóa sẽ bị phá loãng, làm cho sự tiêu hóa kém. Vì vậy, không nên ăn thức ăn quá khô cũng không nên ăn quá nhiều canh hoặc uống nhiều nước trong bữa ăn. Lượng nước canh trong bữa ăn thích hợp nhất từ 100 – 200 ml.

- Nên chia thức ăn thành nhiều bữa ăn nhỏ (4 – 5 bữa/ ngày), tránh để đói quá hoặc ăn no quá.

- Tránh ăn các thức ăn có chất kích thích như hạt tiêu, ớt…

Nên ăn canh riêng sau khi đã ăn hết bát cơm vì chan canh ăn lẫn với cơm, sẽ không nhai được kỹ, làm tăng gánh nặng cho dạ dày. Ăn xong không nên lao động nặng, chạy nhảy ngay

- Trong khi ăn nên nhai kỹ, ăn chậm để thức ăn xuống đến dạ dày một cách từ từ.

- Hạn chế protid ở mức tối thiều của nhu cầu của người bình thường.

- Ăn xong không nên lao động nặng, chạy nhảy ngay.

- Khi có biến chứng chảy máu, không nhịn ăn, nên ăn các thức ăn lỏng như cháo xay, súp xay, sữa…

0 nhận xét:

Những dấu hiệu giúp nhận biết sớm bệnh quai bị

Bệnh quai bị do virus có tên khoa học là Paramyxovirut gây nên. Bệnh xuất hiện ở những nơi đông người như nhà trẻ, trường học, ký túc xá, khu tập thể… do lây lan chủ yếu qua đường hô hấp do nước bọt bị nhiễm trùng khi người bệnh nói chuyện, ho hoặc hắt hơi.

Nguyên nhân gây bệnh quai bị

Trước hết chúng ta tìm hiểu nguyên nhân của bệnh quai bị. Một trong số các nguyên nhân dẫn đến mắc bệnh quai bị chủ yếu là do một loại virus có tên khoa học Paramyxovirus gây nên. Hoặc cũng có thể là do tiếp xúc với người bị bệnh quai bị nên bệnh lây lan qua đường hô hấp, đường nước bọt, qua đường ăn uống…

Đường lây truyền:

Quai bị do vi rút gây nên, rất dễ lây qua đường hô hấp và đường ăn uống, qua những giọt nước bọt khi bệnh nhân nói, ho, hắt hơi. Bệnh thường hay gặp ở trẻ nhỏ, cả trẻ lớn và lứa tuổi vị thành niên chưa có miễn dịch quai bị, người lớn cũng có thể mắc nhưng tỷ lệ là thấp hơn. Thời gian lây là từ 6 ngày trước khi toàn phát và đến 2 tuần sau khi có triệu chứng bệnh lý.

Dấu hiệu nhận biết bệnh quai bị

dau-hieu-benh-quai-bi

Dấu hiệu nhận biết bệnh quai bị có thể là sưng đau vùng mang tai

- Bệnh quai bị thường rất dễ nhận biết với dấu hiệu sưng đau vùng mang tai, do viêm sưng tuyến nước bọt vùng mang tai. Trước khi sưng 1 – 2 ngày, một số trẻ có cảm giác đau, khó nhai. Vùng mang tai có thể bị sưng cùng lúc hai bên và xuất hiện rất nhanh, đêm hôm trước bình thường, nhưng hôm sau sưng to cả hai bên. Cũng có thể sưng một bên, sau đó vài ngày sưng bên kia.

- Bên cạnh triệu chứng sưng vùng mang tai, benh quai bi o tre em có thể kèm theo sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, buồn nôn, ói. Đa số các trường hợp thường sốt nhẹ và chỉ kéo dài 1 – 2 ngày. Triệu chứng của bệnh sẽ tự lui dần sau 5-7 ngày nếu không có biến chứng. Vùng mang tai sẽ giảm sưng dần, trẻ ăn uống sẽ dễ hơn và hồi phục hoàn toàn sau 7-10 ngày.

- Khi trẻ có các dấu hiệu quai bị, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám để xác định và kết quả nếu đúng là bệnh quai bị, thì cần chăm sóc trẻ theo sự hướng dẫn của bác sĩ, như: Hạ nhiệt bằng cách lau mình trẻ bằng nước ấm (không được lau bằng nước lạnh); cho trẻ uống nhiều nước và súc miệng bằng nước muối sinh lý hay nước súc miệng có bán tại các hiệu thuốc nhằm chống khô miệng; cho trẻ ăn loãng hoặc ăn bằng ống hút nếu trẻ khó nuốt; cho trẻ nằm trên giường với một chai nước nóng bọc trong khăn để áp vào bên má bị đau; không được cho trẻ nô đùa, chạy nhảy vì những hoạt động này rất dễ dẫn đến biến chứng ở tinh hoàn.

- Trường hợp nếu bệnh tình ngày càng nghiêm trọng cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay để được khám và điều trị kịp thời khi có các biểu hiện biến chứng.


- Viêm tinh hoàn, nhiễm trùng tinh hoàn.

- Ngoài ra, còn có nhiều biến chứng khác nặng nề hơn như viêm tụy cấp, viêm não, viêm cơ tim, nhưng rất hiếm gặp.  

- Viêm buồng trứng, nhiễm trùng buồng trứng. Với bé gái, khi có biến chứng viêm buồng trứng sẽ có triệu chứng đau bụng nhiều và cần được siêu âm để chẩn đoán. Biến chứng này cần điều trị đúng và kịp thời để tránh di chứng vô sinh sau này.

Về cách phòng bệnh, điều trước tiên người bệnh phải được cách ly tại nhà. Khi tiếp xúc với người bệnh phải mang khẩu trang. Thời gian cách ly người bệnh trong khoảng 10 ngày kể từ khi bắt đầu sưng tuyến mang tai. Ngày nay, mọi người thường được tiêm phòng để tạo miễn dịch chủ động như dùng vaccine Trimovax hay MMR. Vaccine không nên tiêm cho trẻ dưới 1 tuổi, tuy nhiên, nếu trẻ sống trong môi trường dịch bệnh có thể tiêm ngừa từ 9 tháng tuổi. Không tiêm cho phụ nữ có thai, người bị dị ứng với vaccine, người đang dùng thuốc gây giảm miễn dịch như corticoid, thuốc điều trị ung thư, người đang điều trị với tia phóng xạ,…

0 nhận xét: