Dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng ở trẻ

giamcan24h

Dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng ở trẻ

Những dấu hiệu bệnh tay chân miệng giúp bạn dễ nhận biết và có phương pháp điều trị cho người bệnh bởi bệnh tay chân miệng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dễ dẫn tới tử vong. 

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em  là một nhiễm trùng do vi rút thường gặp nhất ở trẻ dưới 10 tuổi, đặc biệt tập trung nhiều ở nhóm dưới 3 tuổi. Một điểm cần lưu ý là trong một đợt dịch bệnh, trẻ có thể bị mắc bệnh tái đi tái lại nhiều lần.

Các dấu hiệu bệnh tay chân miệng dễ nhận biết nhất:

dau-hieu-benh-tay-chan-mieng

- Trong 1-2 ngày đầu khi tiếp xúc với mầm bệnh (giai đoạn khởi phát) trẻ thường có các dấu hiệu sốt nhẹ, mệt mỏi, trẻ biếng ăn, có thể đau họng, tiêu chảy vài lần trong ngày.

- Nổi ban trên da: Sau khi xuất hiện vét loét trong miệng, trẻ mắc căn bệnh ngoài da này sẽ nổi những nốt nhỏ màu đỏ. Nhất là ở ngón tay, lòng bàn tay, lòng bàn chân và thỉnh thoảng gặp ở mông và háng. Những nốt này có kích thước khoảng 2-5mm, ở giữa có màu xám sẫm và có hình bầu dục. Thông thường, những nốt này không đau và không ngứa. Tuy nhiên nếu không cẩn thận các nốt này vỡ ra thì sẽ khiến bệnh lây lan. Các nốt ban trên da và mụn nước có thể kéo dài tới 10 ngày.

- Từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 10 (giai đoạn toàn phát) trẻ xuất hiện các dấu hiệu bệnh tay chân miệng điển hình như loét miệng: Các vết loét mọc trong miệng, nhất là quanh lưỡi, lợi và mặt trong má có đường kính 2-3mm gây cho trẻ cảm giác đau miệng, bỏ ăn, bỏ bú, tăng tiết nước bọt;

- Trẻ còn có dấu hiệu phát ban dạng phỏng nước: ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông, nốt phỏng tồn tại trong thời gian ngắn (khoảng dưới 7 ngày) sau đó có thể để lại vết thâm, rất hiếm khi loét hay bội nhiễm.
Bệnh tay chân miệng ở trẻ em có thể có dấu hiệu sốt nhẹ, nôn (nếu trẻ sốt cao và nôn nhiều dễ có nguy cơ biến chứng).

- Nếu không có biến chứng trong 3-5 ngày sau trẻ sẽ phục hồi hoàn toàn (giai đoạn lui bệnh).

dau-hieu-benh-tay-chan-mieng

- Bên cạnh đó có một số trẻ nhiễm bệnh nhưng lại không mang những dấu hiệu đặc trưng như mô tả ở trên hoặc chỉ có dấu hiệu phát ban không rõ ràng hoặc chỉ có loét miệng hoặc chỉ có triệu chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp mà không phát ban và loét miệng các bậc phụ huynh cũng nên cần cẩn trọng.

Phân biệt bệnh tay chân miệng với các bệnh khác

Nhiều vi rút có thể gây các nốt đỏ và loét trong miệng – chứ không chỉ riêng những vi rút gây bệnh tay chân miệng. Tuy nhiên, bác sĩ có thể phân biệt bệnh tay chân miệng với các nhiễm vi rút khác dựa trên các cơ sở sau:

- Biểu hiện của các nốt. Những nốt này nhỏ hơn nốt thủy đậu và thường có màu sắc, kích thước và hình dạng khác biệt.

- Tuổi của người bệnh. Thông thường bệnh tay chân miệng hay gặp nhất ở trẻ dưới 10 tuổi.

- Mô hình triệu chứng. Các triệu chứng bệnh tay chân miệng bắt đầu bằng sốt cao và đau họng; sau đó các vết loét phát triển trong miệng của trẻ, tiếp theo là các nốt phát ban ở bàn tay và bàn chân.

- Ngoài ra có thể xác định bệnh bằng cách dùng tăm bông quệt vùng da, họng hoặc trực tràng của người bệnh và mang xét nghiệm. Đối với trẻ em có thể dùng mẫu phân.

Tay chân miệng là bệnh chưa có vacxin dự phòng. Cách phòng ngừa bệnh tốt nhất là giữ gìn vệ sinh trong ăn uống, sinh hoạt. Rửa tay thường xuyên với xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh là biện pháp đơn giản giúp phòng ngừa bệnh tay chân miệng.

Author

Tác giả Zim Violet

Tiền đang ở ngay trước mắt mình đó thôi! Tận dụng đi!!

0 nhận xét: