Bị bệnh zona thần kinh nguy hiểm thế nào?

giamcan24h

Bị bệnh zona thần kinh nguy hiểm thế nào?

Zona thần kinh là bệnh có thể tự khám và phát hiện tại nhà với 3 triệu chứng dễ dàng nhận biết đó là sốt cao, đau rát và nổi mụn nước. Bệnh zona thần kinh là một bệnh viêm da do virus varicella zoster cùng loại với virus gây ra bệnh thủy đậu gây nên. 

Mụn nước sẽ lan rộng tới một vùng da: ở bàn chân, bàn tay hoặc một bên mặt, da đầu. Mới đầu mụn nước trong, sau đó thành đục có mủ, lõ mở giữa. Mụn nước khô đi sau vài tuần, để lại một lớp vẩy. Vẩy rụng sau vài tuần, vùng da đó sẽ có sẹo tròn màu bạc xếp thành từng nhóm. Cơn đau trên da có thể vẫn tồn tại.

Bệnh zona thần kinh có thể gây sốt cao đột ngột ở trẻ nhỏ nhưng lại gây sốt từ từ ở người lớn. Kèm theo sốt là biểu hiện da đau rát tại chỗ bị virus zona xâm nhập. Khoảng vài tiếng sau, da bắt đầu có biểu hiện ửng đỏ và ngày càng đau rát hơn, tới mức người bệnh không dám chạm vào da. Và 1 - 2 ngày say đó, tại các chỗ da đỏ, mụn nước bắt đầu xuất hiện.

benh-zona-than-kinh-co-nguy-hiem-khong
Bệnh zona thần kinh có nguy hiểm không?


Bệnh zona sẽ không nguy hiểm nếu được phát hiện và điều trị sớm. Người bệnh nên thăm khám cụ thể để có biện pháp chữa trị kịp thời và phù hợp nhất, tránh việc dùng thuốc không đúng mà có thể khiến bệnh nặng hơn. 

Zona thần kinh làm tiêu hủy tế bào thần kinh tủy sống và làm rối loạn chức năng dẫn truyền tín hiệu từ ngoài da. Có bệnh nhân tả nhiều loại đau xảy ra kế tiếp hoặc cùng một lúc.

Tuy là mức độ nguy hiểm không cao nhưng bệnh nhân phải chịu một sự đau đớn dữ dội ở vùng da bị nhiễm virut liên tục có khi tới cả tháng hoặc cả năm. Đây là những cơn đau kinh khủng, gậm nhấm, cực khổ cả về thể xác lẫn tinh thần.

Một biến chứng nguy hiểm là đau dây thần kinh sau zona (postherpetic neuralgia), nhất là ở người bệnh cao tuổi. Các cơn đau này đôi khi kéo dài cả năm sau khi vết thương trên da đã lành.

Nếu phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời thì rất nhanh chóng bệnh zona sẽ khỏi nhưng nếu người bệnh để quá nặng thì zona tiêu hủy tế bào thần kinh tủy sống và làm rối loạn chức năng dẫn truyền tín hiệu từ ngoài da.

Khi mụn rộp còn nước, bệnh zona có thể lan truyền sang người khác, nếu những người này chưa bị bệnh thủy đậu. Nhưng họ không bị bệnh zona mà lại bị bệnh thủy đậu. Khi đã bị thủy đậu, họ không bị nhiễm bệnh zona nữa.

Bệnh zona thần kinh có nguy hiểm không?

benh-zona-than-kinh-co-nguy-hiem-khong

Bệnh zona thần kinh nguy hiểm khi bị ở mắt

Nếu mụn mọc gần mắt sẽ vô cùng nguy hiểm, cần đi bác sĩ nhãn khoa ngay vì khi mắt mà bị nhiễm thì thị giác rất có khả năng bị mất luôn. Nguy hiểm khi bị bệnh zona thần kinh ở mắt. Khi zona tấn công dây thần kinh tam thoa ở mặt, mụn nước sẽ mọc ra trên mặt, trong miệng và mắt. 

Tuy không nguy hiểm nhưng bệnh zona thần kinh có thể trở nên trầm trọng nếu hệ thống miễn dịch suy yếu hoặc khi bị các bệnh kinh niên tàn phá như ung thư.

Có trường hợp, bệnh lan tới tai khiến tai trong đau, cảm giác trên mặt tê liệt, vị giác giảm, mắt mờ, mỏi. Một biến chứng nguy hiểm là đau dây thần kinh sau zona, nhất là ở những người già. Các cơn đau này đôi khi kéo dài cả năm sau khi vết thương trên da đã lành.

Điều trị bệnh zona thế nào?

Việc điều trị bệnh zona cũng khá đơn giản. Điều trị càng sớm càng tốt, nhất là trong vòng 72 giờ kể từ khi bệnh xuất hiện. Hầu hết các trường hợp có thể điều trị tại nhà. Liệu pháp đầy đủ của bệnh zona thần kinh bao gồm: dùng thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm; thuốc làm dịu da; thuốc chống nhiễm khuẩn và thuốc ức chế virus.

Tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt, bạn cần xác định bệnh zona kiêng gì hoặc có thể phải cần tới các cơ sở y tế chuyên khoa da liễu để được kiểm tra và điều trị chính xác, đặc biệt khi người bệnh bị zona thần kinh gần mắt và tai. Nếu không để zona thần kinh chạy vào tai hoặc thuốc điều trị rơi vào mắt hay tai thì rất nguy hiểm.


Thuốc giảm đau, hạ sốt chống viêm non-steroid rất hiệu quả như paracetmol dạng sủi kết hợp với codein. Tiếp theo là thuốc làm dịu da như hồ nước y tế. Cách dùng đơn giản: lắc đều trước khi dùng, dùng tăm bông thấm đẫm hồ rồi bôi nhẹ lên bề mặt da tổn thương, 2 lần/ngày, chỉ sử dụng trong 2 - 3 ngày đầu của bệnh. 

Sau đó, phải chuyển sang dùng dung dịch sát khuẩn như xanh methylen, tím gentan, iốt hữu cơ. Thuốc cuối cùng có thể dùng là thuốc ức chế virus: Acyclovia. Nhưng chỉ được dùng khi có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Trong một vài trường hợp, thuốc corticoid có thể có tác dụng phụ.

Author

Tác giả Zim Violet

Tiền đang ở ngay trước mắt mình đó thôi! Tận dụng đi!!

0 nhận xét: