Cách chữa trị bệnh tiêu chảy ở trẻ em

giamcan24h

Cách chữa trị bệnh tiêu chảy ở trẻ em

Tình trạng tiêu chảy kéo dài sẽ làm cơ thể suy nhược, giảm miễn dịch do không hấp thu được chất dinh dưỡng. Việc điều tri bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em là vô cùng cần thiết và cấp bách, nếu không được chữa trị kịp thời trẻ bị bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

Những nguyên nhân chính gây tiêu chảy cấp ở trẻ em thường là virus, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng… Khi đó cơ thể trẻ xuất hiện các triệu chứng như:

+ Trẻ biếng ăn hơn, uống nhiều nước, tiểu ít

 + Nôn liên tục hoặc vài lần trong ngày, thường nôn sau khi ăn

+ Trẻ bị sốt cao đột ngột 39 – 40 độ C gây co giật

+ Đi ngoài 10 – 15 lần/ngày. Phân lỏng, nhiều nước có mùi chua nhiều khi có nhầy máu

+ Có thể có các biểu hiện về viêm đường hô hấp như ho, chảy mũi, khám thấy viêm họng cấp, phát ban

dieu-tri-tieu-chay-cap-o-tre-em

Cách điều trị bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em

Nếu không phải là tiêu chảy do vi khuẩn như lỵ, tả… không được dùng kháng sinh. Việc dùng các loại thuốc theo chỉ định của bác sỹ để tránh hiện tượng rối loạn tiêu hóa kéo dài. Chú ý không được dùng các loại thuốc chống nôn hoặc tiêu chảy..Khi trẻ bị tiêu chảy cấp, người chăm sóc phải cặp nhiệt độ cho trẻ nhiều lần trong ngày đồng thời kiểm soát lượng nước tiểu, số lượng phân đi ngoài trong ngày.

Nguyên tắc để điều trị bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em là cần phát hiện sớm, bồi phụ nhanh đủ nước và các chất điện giải bị mất khi tiêu chảy. Điều trị căn bệnh thường gặp này tùy vào mức độ mất nước ở từng bệnh nhân:

1. Mất nước nhẹ (độ A)

Khi mất nước nhẹ trẻ vẫn tỉnh táo, miệng ướt, khóc có nước mắt, uống nước bình thường. Vì vậy nên cho trẻ uống nhiều nước và điện giải hơn bình thường, có thể dùng cháo muối, nứơc gạo rang, nước oresol, cho uống sau mỗi lần tiêu chảy, uống đến khi trẻ hết khát. Phải thường xuyên theo dõi tình trạng mất nước của trẻ, nếu không đỡ mà nặng lên thì phải đưa ngay trẻ đến trung tâm y tế.

2. Mất nước nặng (độ C)

Nếu trẻ bị mất nước nặng cơ thể bé mệt lả, li bì, hôn mê, mắt rất trũng, da khô, khóc không có nước mắt, uống kém hoặc không uống được. Tình trạng mất nước nặng có thể gây tử vong nhanh chóng, cần được điều trị tại các trung tâm y tế. Đồng thời bù nhanh chóng lượng dịch đã mất bằng đường ống, ống thông dạ dày hoặc qua đường tĩnh mạch bằng dung dịch đẳng trương.

3. Mất nước vừa (độ B)

Những biểu hiện chính của trẻ khi mất nước vừa: Trẻ vật vã kích thích, mắt trũng, khóc không có nước mắt, miệng lưỡi khô, da khô, uống nước háo hức.

Khi trẻ gặp tình trạng này cần phải điều trị tại trung tâm y tế. Tiếp tục cho trẻ uống nước, điện giải dựa theo cân nặng của trẻ. Có thể cho trẻ uống bằng cốc, từng thìa, nếu trẻ nôn thì chờ 10 phút sau lại cho uống tiếp.

dieu-tri-tieu-chay-cap-o-tre-em

Cho trẻ uống nhiều nước và điện giải

Một số cách xử lý bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em tạm thời:

+ Ngay khi trẻ bị tiêu chảy cần cho trẻ uống bù nước tốt nhất là uống oresol (nhớ pha theo đúng chỉ định trên bao bì, 1 gói pha trong đúng 1 lít nước đun sôi để nguội). Cho trẻ uống từ từ từng muỗng một uống cho tới khi hết khát. Nếu trong 24 giờ không uống hết lít dung dịch đã pha thì đổ đi pha đợt khác vì dung dịch đã pha sẽ hỏng.

+ Một số dung dịch tiêm truyền: huyết thanh 9%00, glucoza 5%, lactat Ringer...

+ Dinh dưỡng cho trẻ tiêu chảy cấp: không nên kiêng khem tránh thiếu hụt chất dinh dưỡng. Ngay sau khi bồi phụ nước điện giải, có thể cho trẻ bú và ăn ngay. Những trẻ nuôi bằng sữa bò sau khi bù đủ nước điện giải, cho trẻ ăn sữa loãng hơn bình thường hoặc cho ăn sữa pha với oresol (1/3 sữa pha với 2/3 ORS). Dần dần cho ăn theo chế độ bình thường, khi trẻ khỏi bệnh, mỗi ngày cho ăn thêm một bữa trong một tuần để lấy lại sức.

+ Nếu chưa có sẵn gói oresol, có thể dùng 1 thìa cà phê muối (3,5g), 8 thìa cà phê đường (40g) pha vào 1 lít nước hoặc dùng bột gạo nấu thành nước cháo: bột gạo 50g (5 thìa canh), muối 3,5g (1 thìa cà phê), 1 lít nước; đun sôi 2-5 phút. Cho thêm vài thìa nước quả vào cháo để bổ sung kali.

Sai lầm cần tránh khi điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em:

- Sai lầm thứ nhất là tự ý dùng thuốc kháng sinh. Ngày nay các công trình nghiên cứu về tiêu chảy chứng minh rằng trong khi trẻ tiêu chảy, cơ thể vẫn hấp thu được nước theo đường uống và hấp thu được tới 60% các thức ăn đưa vào theo đường tiêu hóa. Hơn nữa, phần lớn nguyên nhân tiêu chảy do virut nếu dùng kháng sinh sẽ hoàn toàn vô ích mà còn làm trẻ mệt thêm.

- Không cho trẻ ăn đầy đủ và không cho uống nước vì sợ làm tiêu chảy tăng, dẫn đến trẻ tiêu chảy đã mất nước lại càng mất nước trầm trọng càng nguy hiểm hơn


- Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu, cho ăn thêm sau 6 tháng: sữa mẹ bảo đảm vệ sinh, đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng, có chứa kháng thể tăng cường miễn dịch mà chi phí lại thấp.

- Sử dụng nguồn nước sạch cho ăn uống và vệ sinh.

- Rửa tay bằng xà phòng trước khi chăm sóc hoặc chế biến thức ăn cho trẻ, và sau khi đi ngoài, thay tã cho trẻ.

- Cho trẻ ăn sam sau 6 tháng với thức ăn đủ dinh dưỡng.

- Sử dụng hố xí hợp vệ sinh.

Author

Tác giả Zim Violet

Tiền đang ở ngay trước mắt mình đó thôi! Tận dụng đi!!

0 nhận xét: